Chức năng của van điện từ

Chức năng của van điện từ là gì

Van điện từ là thiết bị cơ bản dựa vào lực điện từ để tự động chuyển đổi. Chức năng chính của nó là kiểm soát tự động hóa các đối tượng. Nó thuộc về thành phần điều hành. Nó được sử dụng để điều chỉnh hướng, dòng chảy, tốc độ và các thông số khác của môi trường trong hệ thống điều khiển công nghiệp. Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Khi van điện từ được sử dụng bình thường, phải chú ý đến niêm phong của nó, và quan sát xem có lão hóa, hư hỏng và các hiện tượng khác hay không. Khi có sự cố phải được sửa chữa kịp thời để tránh ảnh hưởng đến việc sử dụng máy bình thường. Ngoài ra, con dấu thường có con dấu cứng và con dấu mềm. Khi nó hoạt động, bạn có thể nhắm tai lại để nghe xem có rò rỉ không khí hay không, hoặc kiểm tra nó bằng nước xà phòng. Nếu có rò rỉ không khí, bong bóng sẽ xuất hiện. Nếu nó được xác nhận rằng không có rò rỉ không khí, bạn có thể thay đổi gioăng phớt.Hãy chú ý đến môi trường hoạt động của thiết bị. Ở những nơi có phản ứng hóa học lớn, cần phải chọn thiết bị chống ăn mòn, bởi vì các thiết bị khác nhau có các đặc điểm khác nhau. Không trộn lẫn chúng, nếu không tuổi thọ của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Van điện từ phải được lắp đặt chính xác. Hướng cài đặt được chỉ định bởi mũi tên và môi trường phải được duy trì mọi lúc và không nên có chênh lệch áp suất ngược, để tránh sự thất bại của việc khởi động bình thường.

Tác dụng của van khí nén

Tùy vào thiết kế, cấu trúc mà van có tác dụng khác nhau.

+ Điều khiển hướng hay còn gọi là van điều hướng

Chức năng của loại van khí nén này đó là điều khiển dòng khí nén đi qua nó nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, chỉnh hướng khí để kịp thời cung cấp cho các thiết bị: bộ lọc, điều áp, xi lanh…

Chính vì thế mà trong bất kỳ hệ thống khí nén lớn nhỏ, quy mô đơn giản hoặc phức tạp đều lắp đặt và sử dụng van khí điều hướng này.

+ Điều khiển dòng chảy

Chức năng của nó là điều chỉnh và điều khiển lưu lượng, áp của dòng chảy để từ đó điều khiển dễ dàng tốc độ làm việc của xi lanh hay động cơ trong hệ thống.

Tuy được đánh giá là ít thông dụng và phổ biến hơn nhưng van vẫn được sử dụng trong một số hệ thống đặc biệt dưới hai dạng chính, đó là:

+ Van khí có điều chỉnh bằng vít hoặc núm vặn

+ Van khí cho chảy tự do theo 1 hướng nhất định và hạn chế việc chảy ngược lại.

Phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại van khí nén

Có nhiều cách phân loại van khí nén :

Phân loại theo số cửa và vị trí :

Van khí nén 3/2

van điện từ khí nén Xingchen – XCQD 3-2

Là van 3 cửa 2 vị trí. Van có vai trò như 1 công tắc khí nén. Nó cho phép dòng khí  đi theo chiều nào và có thể ngưng dòng khí lại chỉ trong khoảng thời gian chưa tới 1 giây.

 

Van khí nén 2/2

Van khí nén 2/2 hay còn được gọi là van phân phối hai cổng. Van được lắp và dùng cho những hệ thống khí nén đơn giản.Van khí nén 2/2 có cấu tạo: 1 thân và 1 coil điện. Thân của van 2/2 sẽ được thiết kế có 2 vị trí và 2 cửa khí: 1 cửa khí vào và 1 cửa khí ra. Coil điện có 4 loại: 12v, 24v, 110v, 220v để thay thế, sử dụng.

Van khí nén 4/2

Van khí nén 4/2 là loại van đảo chiều. Thân van có 4 cửa khí và 2 vị trí. Các cửa đó là: 1 cửa khí vào, 2 cửa khí làm việc để kết nối cửa khí xi lanh, 1 cửa khí xả.

Van khí nén 5/2 5/3

van điện từ khí nén SCXY – Xingchen – XCQD 5-2

van khí nén 5/2 5/3 là loại van đảo chiều, thân van có 5 cửa 2 hoặc 3 vị trí

+ phân loại dựa trên vật liệu chế tạo : van khí nén bằng nhựa , van khí nén bằng đồng, van khí nén bằng inox …

+ phân loại theo cơ cấu hoạt động : van khí nén cơ, van khí nén điện từ hay thường gọi là van điện từ khí nén

Van khí nén điện từ là loại van được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống khí nén sản xuất công nghiệp và phục vụ đời sống. Đảm bảo tốc độ nhanh, chính xác, đấu nối và lắp đặt dễ dàng, không tốn nhiều nhân công, có thể vận hành tự động…

Van điện từ (solenoid valve) Hay còn được gọi là van đảo chiều

Van điện từ có tên quốc tế là solenoid valve, là một thiết bị cơ điện, dùng nhằm kiểm soát dòng chảy của chất  khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí đóng mở do tác động của cuộn dây điện từ gây ra. Điều khiển dòng khí nén cấp vào các thiết bị khí nén như xi lanh hoặc bộ điều khiển van bằng dòng khí. Loại van này được sử dụng cho nhiều hệ thống trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, với nhiệm vụ chính là đóng mở cửa, phân chia, trộn lẫn khí nén từ máy nén khí hoặc từ dầu thủy lực.

Phân loại van điện từ (solenoid valve)

+ phân loại theo cách tác động đến chiều dòng cơ chất

Van 1 chiều :

là thiết bị  điều khiển dòng cơ chất đi theo 1 chiều nhất định và ngăn dòng cơ chất  chảy ngược lại khi máy nén ngừng hoạt động. Van 1 chiều trong hệ thống máy nén khí công nghiệp thường  phân chia thành các loại:

  1. Van 1 chiều dạng trượt.
  2. Van một chiều dạng xoay.
  3. Van 1 chiều dạng bích.

Van 1 chiều còn được gọi là van hồi lưu, check valve, van an toàn

Van khí nén đảo chiều :

Là van dùng đóng/mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều chuyển động của cơ cấu chấp hành. Van khí nén đảo chiều hay còn có tên gọi khác là van phân phối, van điện từ khí nén, van dẫn hướng, van điều khiển hướng…

+ phân loại theo số cổng :

van điện từ 2 cổng :

dùng phổ biến cho hệ thống chất khí, dầu, nước

van điện từ 4 cổng :

dùng chủ yếu trong hệ thống thủy lực

van điện từ 3 cổng 5 cổng

hay thường gọi là van điện từ khí nén dùng chủ yếu trong lĩnh vực khí nén

Cấu tạo van điện từ khí nén

thân van :

cơ cấu dùng để bảo vệ và kết nối các cơ cấu khác của van

_ cổng vào :

dòng chất vào bên trong van bắt đầu từ đây

_ Cổng ra:

Van điều khiển dòng chảy của chất lỏng từ cổng đầu vào đến cổng ra. Cổng ra cuối cùng được kết nối với hệ thống mục tiêu sử dụng khí nén. Cửa van nằm ở bên trong cổng ra được nối trục van và  xoVới van điện từ khí nén 5/2 (hoặc van điện từ 5/3) thì có 2 cổng ra được ký hiệu là A, B (hoặc 2 và 4)

_ cuộn coil :

còn được gọi là cuộn điện cho van điện từ cuộn coil hình trụ rỗng. Bên ngoài cuộn dây được bao phủ bởi lớp vỏ thép và bên trong phần rỗng có một pit tông, có thể chuyển động và được kiểm soát bởi lò xo.

_ dây dẫn :

là phần kết cấu ngoài của van dùng để kết nối với nguồn cấp điện năng cho van hoạt động.

Nòng van:

Hay còn gọi là thanh trượt (pit tông điều khiển). Khi nhận được tín hiệu tác động, thanh trượt sẽ di chuyển qua lại, và chốt van sẽ thay đổi vị trí giúp điều khiển hướng của dòng khí.

_ CỔNG XẢ:

Cổng xả của van có tác dụng xả khí từ bên trong van ra môi trường bên ngoài. Với van điện từ 5/2 và van điện từ 5/3, cổng xả được ký hiệu là cổng R, S (hoặc cổng 3, 5).

_Tín hiệu tác độngĐây là nơi tạo ra các tác động lên thanh trượt của van. Giúp thanh trượt di chuyển qua lại. Tín hiệu tác động có thể là solenoid, dòng khí nén… khi nhận được tín hiệu tác động sẽ đẩy tranh trượt di chuyển.

Nguyên Lý Làm Việc Van Điện Từ

 

Van điện từ có thể được điều khiển từ các nguồn điện 220V, 110V, 24V và 12V.

Van điện từ có một cuộn dây (solenoid), khi chúng ta cấp điện cho van thì nhờ có từ trường sinh ra trong cuộn dây sẽ làm Pít tông thắng lực đàn hồi của lò xo trong van làm cho pít tông di chuyển lên hoặc xuống, qua lại tùy thuộc vào loại van. Khi chúng ta ngừng cấp điện cho van thì lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy hoặc kéo pít tông trở lại vị trí ban đầu.

Solenoid chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học đó, lần lượt, mở hoặc đóng cửa van.

– Khi van mở, dòng lưu chất sẽ chảy qua 2 cửa. Khi đóng thì 2 cửa sẽ bị cô lập.

  • Nếu van mở khi cuộn solenoid không được cung cấp điện được gọi là van điện từ thường mở. Dĩ nhiên khi ta cung cấp điện van sẽ đóng.
  • Nếu van đóng khi cuộn solenoid không được cung cấp điện thì được gọi là van điện từ thường đóng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *